Một người đàn ông bị lạc ở đâu đó trong sa mạc.
Lương thực và nước uống ít ỏi của anh nhanh chóng cạn kiệt.
Anh biết rõ rằng nếu không tìm được nước trong vài giờ tới, chờ đợi anh sẽ là bóng tối vô hạn.
Nhưng sâu trong lòng, anh vẫn tin một phép màu nào đó sẽ xảy ra.
Rồi anh nhìn thấy một túp lều. Anh không thể tin vào mắt mình. Trước đó, anh đã nhiều lần bị ảo giác và những hình ảnh đánh lừa. Nhưng giờ đây, anh chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tin tưởng.
Dù sao đi nữa, đây chính là hy vọng cuối cùng của anh.
Anh dùng chút sức lực còn lại để đi về phía túp lều. Càng tiến gần, hy vọng của anh càng lớn dần và lần này may mắn cũng đứng về phía anh.
Thật sự có một túp lều ở đó!
Nhưng tại sao vậy? Tại sao túp lều hoàn toàn hoang vắng? Dường như đã không có ai đặt chân đến đây suốt nhiều năm. Dẫu vậy, người đàn ông vẫn bước vào, mang theo hy vọng tìm được nước.
Nhưng cảnh tượng bên trong khiến anh không thể tin vào mắt mình.
Có một chiếc máy bơm nước bằng tay ở đó!
Anh như được tiếp thêm sức mạnh. Khao khát từng giọt nước, anh lao tới và bắt đầu bơm liên tục.
Nhưng chiếc máy bơm đã cạn khô từ lâu. Anh tuyệt vọng, cảm thấy rằng lần này chẳng gì có thể cứu được mình nữa.
Kiệt sức, anh ngã xuống. Đúng lúc ấy, anh nhìn thấy một chai nước treo trên trần túp lều.
Hy vọng lại trào dâng trong tâm trí. Anh lao đến, định mở ra và uống ngay. Nhưng rồi anh thấy một tờ giấy dán trên chai, trên đó viết:
"Hãy dùng nước này để khởi động máy bơm, và đừng quên đổ đầy chai trước khi rời đi."
Anh rơi vào một tình huống khó khăn. Anh không biết nên uống nước ngay để sống sót hay đổ vào máy bơm để khởi động nó.
Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu anh:
Nếu máy bơm không hoạt động thì sao?
Nếu tờ giấy này chỉ là một trò đùa?
Và ai biết được, có thể dưới lòng đất cũng chẳng còn giọt nước nào…
Nhưng cũng có thể máy bơm sẽ hoạt động.
Có thể điều viết trên tờ giấy là sự thật.
Anh không biết phải làm gì. Sau một hồi bối rối, anh run rẩy mở nắp chai và đổ nước vào máy bơm. Anh cầu nguyện và bắt đầu bơm…
Một lần, hai lần, ba lần… và dòng nước mát lạnh trào ra!
Nước ấy chẳng khác nào thần dược cứu mạng anh. Anh uống thỏa thuê, cảm nhận sự sống trở lại trong cơ thể mình. Đầu óc anh tỉnh táo trở lại.
Anh đổ đầy chai nước rồi treo lại lên trần túp lều. Đúng lúc ấy, anh chợt nhìn thấy một chiếc chai thủy tinh khác ngay trong góc. Mở ra, bên trong có một cây bút chì và một tấm bản đồ, chỉ dẫn lối thoát khỏi sa mạc.
Anh ghi nhớ đường đi, rồi đặt tấm bản đồ lại chỗ cũ. Sau đó, anh đổ đầy những bình nước của mình và rời khỏi túp lều.
Đi được một đoạn, anh quay lại nhìn lần nữa. Nghĩ ngợi một lúc, anh quay trở lại, cầm tờ giấy dán trên chai nước và viết thêm một dòng: "Hãy tin tôi, chiếc máy bơm này thực sự hoạt động!"
Câu chuyện này chính là hình ảnh thu nhỏ của cuộc đời.
Ngay cả trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, ta cũng nên giữ vững hy vọng.
Và trước khi nhận được điều gì lớn lao, ta phải biết cho đi trước.
Trong câu chuyện này, nước tượng trưng cho những điều quan trọng trong cuộc sống.
Đối với một số người, đó là tri thức.
Đối với người khác, đó là tình yêu.
Còn với nhiều người, đó là tiền bạc.
Dù là gì đi nữa, để đạt được, ta phải cho đi trước, như đổ nước vào máy bơm, rồi sau đó nhận lại gấp bội phần những gì đã bỏ ra.
Food for thought
Theo Bhagwan Sahai Meena
Ảnh Steve McCurry
ĐỜI NGƯỜI SUY CHO CÙNG CÓ 7 CÁI PHẢI HỌC
1. Thứ nhất, HỌC NHẬN LỖI
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
2. Thứ hai, HỌC NHU HÒA
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
3. Thứ ba, HỌC NHẪN NHỊN
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
4. Thứ tư, HỌC THẤU HIỂU
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
5. Thứ năm, HỌC BUÔNG BỎ
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
6. Thứ sáu, HỌC CẢM ĐỘNG
Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động.
Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
7. Thứ bảy, HỌC SINH TỒN
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
#positiveenergy
1. HIỆU ỨNG LỒNG CHIM
Nhà tâm lý học người Mỹ William James và nhà vật lý Carlson là một đôi bạn thân. Một ngày, James nói sẽ có "mẹo" buộc Carlson phải nuôi một con chim. Carlson nghe nhưng không tin. Đến sinh nhật của người bạn thân, James tặng Carlson một chiếc lồng chim rất đẹp và tinh tế.
Không lâu sau, Carlson phát hiện ra một chuyện rất kì lạ, bất cứ ai khi tới nhà anh, nhìn thấy lồng chim đều sẽ hỏi chim đâu. Lúc mới đầu, Carlson còn kiên nhẫn giải thích với từng người một rằng bản thân trước giờ không nuôi chim, cái lồng đó chỉ là được một người bạn tặng. Nhưng, số người hỏi vẫn không dừng lại, khiến Carlson cảm thấy rất phiền phức. Cuối cùng có một ngày, Carlson ra tiệm mua một con chim về cho vào lồng. Đây chính là "hiệu ứng lồng chim".
"Hiệu ứng lồng chim" chỉ con người nếu ngẫu nhiên có được thứ mà mình vốn dĩ không cần, vì muốn tránh lãng phí hoặc vì những nguyên nhân khác, họ sẽ có ý thức hoặc vô thức tiếp tục mua thêm nhiều thứ mà họ không cần khác. Đặc điểm của "hiệu ứng lồng chim" đó là, ám thị tâm lý mà nó sản sinh ra sẽ ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta.
Bạn hoàn toàn có thể lợi dụng điều này để giúp bản thân hình thành nên những thói quen tốt như thói quen đọc sách, tập thể dục buổi sáng hay thức dậy sớm hơn mỗi ngày. Nói là không cần thì cũng không phải. Vậy bạn sẽ áp dụng nguyên tắc "hiệu ứng lồng chim" này như thế nào?.
Lấy ví dụ với việc tạo lập một thói quen đọc sách. Thay vì chỉ nghĩ rằng mình sẽ đọc sách bạn hãy mua ngay cho mình một cuốn sách và đặt ở vị trí mà nhiều người có thể nhìn thấy. Điều này vô tình sẽ khiến nhiều người nhìn thấy và tác động ngược trở lại bạn khi thường xuyên hỏi bạn "bạn đã đọc cuốn sách này chưa?" hay "cuốn sách đó có hay không?" và rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ ngồi xuống và đọc cuốn sách đó.
2. LUẬT KIPLING
Ở Mỹ có câu chuyện khá nổi tiếng: Công ty Ford có một dây chuyền phải ngừng hoạt động do động cơ bị hư hỏng. Công ty đã cử nhiều kỹ sư sửa nhưng không ăn thua, cuối cùng nhờ đến Steinmetz (người sau này là một giáo sư nổi tiếng). Steinmetz chậm rãi quan sát động cơ, sau đó vẽ một đường thẳng tại một vị trí trên bản vẽ, rồi nói: "Thiếu một cuộn cảm biến ở đây". Sau khi phía Ford thay thế cuộn dây, động cơ tiếp tục hoạt động ổn định.
Người giám đốc vô cùng vui mừng, hỏi Steinmetz chi phí. Ông trả lời: 10.000 USD (thời đó, các kỹ sư hàng đầu của Ford chỉ kiếm được 5 USD mỗi tháng). Ông giám đốc khựng lại, Steinmetz viết vào một tờ giấy dòng chữ: "Vẽ một đường: 1 USD. Biết nơi để vẽ đường đó: 10.000 USD". Biết chuyện, chủ tịch Ford không chỉ chấp thuận trả tiền Steinmetz, mà còn mời ông về làm việc.
Cuộc sống là như vậy. Khi bạn thấy ai đó giải quyết vấn đề một cách đơn giản, bạn nghĩ mình cũng có thể làm được. Nhưng thực tế khó hơn thế rất nhiều lần. Nhà bác học Einstein đã kết luận: "Việc khám phá vấn đề có ý nghĩa hơn tất cả". Nhà văn Anh Rudyard Kipling nói: "Phát hiện vấn đề luôn quan trọng hơn giải quyết vấn đề, viết ra vấn đề là bạn đã giải quyết được nó một nửa".
Chúng ta thường rối lên khi gặp vấn đề, nhưng lại không muốn yên lặng suy nghĩ trong vài chục phút. Thế nên, những người giỏi giang, thông minh nhất không phải người hành động đầu tiên, mà là người chịu suy nghĩ để phát hiện ra vấn đề nhanh nhất.
3. HIỆU ỨNG ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU
Ấn tượng ban đầu là yếu tố quan trọng nhất ngay tại thời điểm mới tiếp xúc và ấn tượng này sẽ phải mất rất lâu sau mới phai mờ, với điều kiện bạn có điều kiện tiếp xúc đủ nhiều để người ấy có thời gian hiểu bạn. Vì vậy, nếu không đầu tư cho ấn tượng ban đầu ngay từ đầu, rất có thể khi bạn chưa kịp thể hiện những kĩ năng giao tiếp của mình, người đối diện đã ngay lập tức từ chối bạn.
Nếu một người để lại ấn tượng tốt trong lần giao tiếp ban đầu, thì những lần sau đó, mọi người sẵn sàng tiếp xúc với anh ta. Hiệu ứng đơn giản này ai cũng biết, nhưng nó lại mang theo những quy luật tâm lý phong phú.
Theo nghiên cứu khoa học, não bộ giúp chúng ta "dán nhãn", tức là phân loại và sắp xếp những người và những sự vật, sự việc mà chúng ta nhìn thấy. Khi tiếp xúc với các đối tượng đó, chúng ta sẽ hình thành một khuôn khổ nhận thức trong tâm trí, một khi đã hoàn thiện thì rất khó thay đổi.
Do đó, hiệu ứng ấn tượng ban đầu vô cùng quan trọng, mà chỉ cần nắm bắt chính xác nó, bạn có thể tạo ra một bầu không khí tích cực giữa các cá nhân, và từ đó, có được những yếu tố thuận lợi cho cuộc sống, cho sự nghiệp của mình .
4. ĐỊNH LUẬT “BỨC TƯỢNG BIẾT LẮNG NGHE”
Trong các tích cổ Trung Hoa có truyện: Một nước nhỏ cống tiến cho Đường Huyền Tông 3 bức tượng người vàng, bề ngoài trông giống nhau, nhưng trong đó có một bức quý nhất. Rất nhiều đại thần tham gia vào việc phân loại nhưng đều không thành công. Cuối cùng, có một vị đại thần lấy ba sợi tơ đặt vào tai của ba bức tượng. Bức tượng thứ nhất, sợi tơ rơi ra từ chiếc tai bên kia. Bức tượng thứ hai, sợi tơ rơi ra miệng. Bức thứ ba, sợi tơ rơi xuống bụng. Vị đại thần nói, bức thứ ba là quý nhất. Ông giải thích, ba bức tượng tượng trưng cho ba loại người. Kiểu thứ nhất là nghe tai trái ra tai phải, hoàn toàn không biết lắng nghe. Loại thứ hai, nghe gì nói thế, thiếu suy nghĩ. Chỉ có kiểu người thứ ba, biết lắng nghe, giữ trong lòng để ngẫm nghĩ, như vậy mới là khôn ngoan nhất.
Như người xưa nói: "Người khôn ngoan không khoe việc mình làm, nước thâm sâu không bao giờ cho thấy đáy", chính là như vậy.